Tem phát xít Đức – Hitler Stamps
Tem phát xít Đức – Hitler Stamps
Tem phát xít Đức, tem Hitle, Hitler Stamp.
Chủ tài khoản: Nguyễn Quang Huy
VCB: 0501000273068
Chi nhánh Bắc Sài Gòn
Địa chỉ: 54/15B Đường Số 1, Tân Tạo A, Bình Tân
ĐT: 0933413530 – Zalo: 0369906518
PX1: 120.000đ/ 1 tem lạm phát
PX2: 1.200.000đ – Bộ 12 tem Hitle
PX3: 350.000đ – Bộ 7 tem thời lãnh địa Đức
PX4: 600.000đ
PX5: 400.000đ
PX6: 1.500.000đ
PX7: 500.000đ
PX8: 120.000đ
PX9: 600.000đ
PX10: 450.000đ – Tem hàng không Đức
PX11: 80.000đ – Bộ 4 tem cá
PX12: 450.000đ – 8 tem lãnh địa Đức
PX13: 150.000đ – Bộ 3 tem
PX14: 120.000đ
PX15: 140.000đ
PX16: 120.000đ
PX17: 150.000đ – Bộ 2 tem Hitle
PX18: 150.000đ
PX19: 100.000đ
PX20: 120.000đ
PX21: 200.000đ
PX22: 150.000đ
PX23: 150.000đ
PX24: 300.000đ – Bộ 4 tem lãnh địa Đức
PX25: 250.000đ
PX26: 500.000đ – Bộ 12 tem Đức
PX27: 250.000đ – Bộ 4 tem Hitle
PX28: 700.000đ trọn bộ tem Hitle
PX29: 400.000đ – 8 tem lãnh địa Đức
PX30: Tem Đức hiếm – Ib Zalo 0369906518
PX31: 120.000đ – Tem viền đen, hiếm gặp, chỉ sử dụng trong quốc tang
PX32: 500.000đ – Tem hàng không phát xít Đức, hiếm
PX33: 300.000đ – Tem không răng lãnh địa Đức
PX34: 500.000đ nguyên bộ
PX35: 300.000đ
PX36: 200.000đ – 2 tem in đè
PX37: 100.000đ
PX38: 100.000đ
PX39: 200.000đ
PX40: 120.000đ
PX41: 120.000đ
PX42: 200.000đ
PX43: 120.000đ
PX44: 120.000đ
PX45: 120.000đ/ 1 tem
PX46: 200.000đ 2 tem, hiếm
PX47: 150.000đ
PX48: 150.000đ
PX49: 600.000đ – Khối 6 tem
PX50: 240.000đ 2 tem
PX51: 400.000đ
PX52: 100.000đ – Tem cổ Đức trên 100 năm tuổi
PX53: 100.000đ – Tem cổ Đức trên 100 năm tuổi
PX54: 100.000đ/ 1 tem
PX55: 150.000đ
PX56: 50.000đ
PX57: 120.000đ
PX58: 300.000đ – 4 tem Đức gần 150 năm
PX59: 400.000đ – 5 tem Đức gần 150 năm tuổi
PX60: 900.000đ – 3 tem Đức in đè
PX61: 300.000đ
PX62: 300.000đ
PX64: 300.000đ
PX65: 300.000đ
Tem phát xít Đức, Đức Quốc xã, còn gọi là Đệ Tam Đế chế hay Đế chế thứ ba, là nước Đức trong thời kỳ 1933 – 1945 đặt dưới một chế độ độc tài toàn trị chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã (NSDAP). Dưới sự thống trị của Hitler, nước Đức đã biến đổi thành một nhà nước phát xít toàn trị cai quản gần như mọi mặt của đời sống.
Tên gọi chính thức của quốc gia này là Deutsches Reich (Đế chế Đức) từ 1933 đến 1943 và Großdeutsches Reich (Đế chế Đại Đức) từ 1943 đến 1945.
Đức Quốc Xã chấm dứt sự tồn tại của mình vào tháng 5 năm 1945 sau khi bại trận trước quân Đồng Minh, sự kiện đánh dấu hồi kết cho Chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu.
Ngày 30/01/1933, Hitler được Tổng thống Cộng hòa Weimar Paul von Hindenburg bổ nhiệm làm Thủ tướng Đức. Sau đó đảng Quốc xã bắt đầu loại trừ tất cả các đối thủ chính trị và củng cố quyền lực của mình. Hindenburg qua đời vào ngày 2 tháng 8 năm 1934, Hitler đã trở thành nhà độc tài của nước Đức bằng việc sáp nhập chức vụ và những quyền hạn của Thủ tướng và Tổng thống vào với nhau.
Kết quả cuộc trưng cầu ý dân tổ chức trên toàn quốc vào 19/08/1934 đã xác nhận Hitler là Führer duy nhất của nước Đức. Tất cả mọi quyền lực đều tập trung vào tay Hitler, và lời nói của ông xếp trên mọi luật lệ. Chính phủ không phải là một cơ quan hợp tác, phối hợp, mà là một tập hợp các bè phái đấu tranh vì quyền lực và lợi ích của Hitler. Trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc Đại Suy thoái, những người Quốc xã đã khôi phục được một nền kinh tế ổn định và chấm dứt nạn thất nghiệp hàng loạt bằng biện pháp chi tiêu mạnh cho quân sự và vận dụng kinh tế hỗn hợp. Các công trình công cộng lớn được tiến hành xây dựng, bao gồm hệ thống đường cao tốc Reichsautobahn.
Nét đặc trưng nổi bật của Đức Quốc Xã là vấn đề phân biệt chủng tộc, đặc biệt là bài Do Thái. Các dân tộc German (chủng tộc Bắc Âu) được cho là chủng tộc Aryan thuần khiết nhất, do đó là chủng tộc thượng đẳng. Hàng triệu người Do Thái và các nạn nhân khác, bất kỳ ai mà Quốc xã cho là “đáng ghét, hạ đẳng, không mong muốn”, đã bị khủng bố và tàn sát trong cuộc diệt chủng Holocaust.
Những địch thủ đối lập chống lại quy tắc của Hitler đều bị đàn áp một cách tàn nhẫn. Quốc xã đã giam cầm, trục xuất và giết hại những người theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Các Giáo hội Cơ đốc cũng bị áp bức, với hàng loạt lãnh đạo bị bắt giam.
Nền giáo dục tập trung vào sinh học về chủng tộc, chính sách dân số và rèn luyện thể lực để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nữ giới bị hạn chế về nghề nghiệp và những cơ hội được học tập. Các hoạt động du lịch và giải trí được tổ chức thông qua chương trình Kraft durch Freude, và Thế vận hội mùa hè 1936 là một dịp để Đế chế Thứ ba giới thiệu mình ra với thế giới. Bộ trưởng tuyên truyền Joseph Goebbels đã sử dụng phim ảnh, các cuộc mít tinh lớn, và tài hùng biện của Hitler một cách hiệu quả để khống chế dư luận. Chính quyền kiểm soát biểu hiện nghệ thuật, thúc đẩy các hình thức nghệ thuật cụ thể và ngăn chặn hoặc không khuyến khích các hình thức khác.
Theo thời gian, Đức Quốc Xã ngày một đòi hỏi hung hăng về lãnh thổ và đe dọa tiến hành chiến tranh nếu vấn đề này không được đáp ứng. Lần lượt vào các năm 1938 và 1939 Quốc xã xâm chiếm Áo rồi đến Tiệp Khắc. Hitler đã ký với Joseph Stalin một hiệp ước không xâm phạm nhau rồi sau đó tiến hành xâm lược Ba Lan vào 09/1939, sự kiện mở màn chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu.
Đến năm 1940, Đức Quốc Xã trong khối liên minh với các nước Phe trục đã chinh phạt hầu khắp châu Âu và đe dọa xâm lược nước Anh. Song song với đó, Quốc xã đồng thời tiến hành vây bắt, sát hại các chủng tộc “đáng ghét” trong các trại tập trung và trại hủy diệt. Hoạt động thi hành các chính sách phân biệt chủng tộc lên đến đỉnh điểm với cuộc tàn sát trên quy mô lớn người Do Thái và các nhóm dân tộc thiểu số khác trong cuộc diệt chủng Holocaust.
Vào năm 1941 Hitler tiến hành chiến dịch xâm lược Liên bang Xô viết và giành được những thắng lợi đáng kể ban đầu. Tuy nhiên, kể từ năm 1943, Quốc xã bắt đầu phải hứng chịu những thất bại to lớn về mặt quân sự. Hồng quân Liên Xô kháng cự quyết liệt, tuy thiệt hại ban đầu do Cuộc đại thanh trừng diễn ra để thanh lọc những Đảng viên biến chất, có thái độ thoả hiệp với phát xít Đức, nhưng sau khi ổn định nội bộ, Liên Xô bắt đầu có những chiến lược sáng suốt.
Sang năm 1944, số lượng các chiến dịch ném bom quy mô lớn của Anh và Mỹ ngày một tăng lên, và Quốc xã đã lần lượt phải thoái lui khỏi Đông và Nam Âu. Theo sau sự kiện Đồng Minh giải phóng Pháp, Đức Quốc xã bị Liên Xô đánh bại ở mặt trận phía Đông và những quốc gia Đồng Minh khác ở phía Tây, cuối cùng buộc phải đầu hàng vào tháng 5 năm 1945. Trong những tháng cuối cùng của chiến tranh, Hitler với việc không chấp nhận thất bại đã ra lệnh phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng của nước Đức, qua đó làm tăng thêm số nạn nhân thiệt mạng liên quan đến cuộc chiến. Phe Đồng Minh chiến thắng đã khởi xướng ra chính sách Entnazifizierung (tiêu diệt, xóa bỏ chủ nghĩa Quốc xã) và đem hàng loạt những cựu lãnh đạo cấp cao còn sống sót của chế độ này ra xét xử tại tòa án Nürnberg.