Phong bì FDC VNCH 1954 – 1975 – Tem phát hành ngày đầu tiên
Phong bì FDC VNCH 1954 – 1975 – Tem phát hành ngày đầu tiên
Phong bì FDC VNCH – Tem phát hành ngày đầu tiên (1951-1975)
Phong bì phát hành tem ngày đầu tiên. Ðây là cách sưu tầm phổ thông nhất trong giới chơi tem quốc tế. Trong hai thập niên 1950 và 1960, giới hoạ sĩ chuyên nghiệp VNCH hầu như không có ai chú tâm đến việc thiết kế mẫu phong bì ngày đầu tiên. Có lẽ chỉ có hai hoạ sĩ ngoại lệ là Lâm Văn Bê tự Ðức Minh đã thiết kế mẫu phong bì đầu tiên cho bộ Thanh Thiếu Niên 4T (phát hành ngày 25/11/1965) và bộ Thể Dục Thể Thao (phát hành ngày 14/12/1965), và Phạm Thăng thiết kế một số mẫu phong bì đầu tiên cho các tay buôn bán tem ở Sài Gòn.
Vì thế, các loại phong bì bán ngoài thị trường trong hai thập niên này đều do một số những người buôn bán tem đứng ra in để đáp ứng nhu cầu thiết thực của dân làng tem mỗi khi Bưu Ðiện phát hành tem mới. Phải đợi đến năm 1974, khi Tổng Cục Nha Bưu Chính VNCH đứng ra thường xuyên thiết kế mẫu phong bì ngày đầu tiên (từ bộ Hùng Vương, 2/4/1974) và sử dụng kỹ thuật in offset tối tân thì FDC VNCH mới đạt tiêu chuẩn quốc tế làm hài lòng những nhà sưu tầm tem khó tính. Loại phong bì này vừa có tính cách chính thức, vừa in ấn mỹ thuật lại kèm thêm bản chi tiết kỹ thuật vể bộ tem nên được giới chơi tem lùng mua, gía cao hơn hẳn các loại phong bì do giới buôn bán tem sản xuất.
Chủ tài khoản: Nguyễn Quang Huy
VCB: 0501000273068
Chi nhánh Bắc Sài Gòn
Liên hệ: 54/15B Đường Số 1, Tân Tạo A, Bình Tân
ĐT: 0933413530 – Zalo: 0369906518
Youtube: https://www.youtube.com/@rarestamps2021
Phong bì FDC VNCH – Tem phát hành ngày đầu tiên (1951-1975)
FDC1: 200k
FDC2: 180k
FDC3: 200k
FDC4: 180k
FDC5: 180k
FDC6: 200k
FDC7: 180k
FDC8: 200k
FDC9: 200k
FDC10: 180k
FDC11: 170k
FDC12: 230k
FDC13: 180k
FDC14: 180k
FDC15: 180k
FDC16: 200k
FDC17: 150k/ 1 bì
FDC18: 250k
FDC19: 170k
FDC20: 170k
FDC21: 500k/ 1 cặp
FDC22: 400k
FDC23: 180k
FDC24: 230k
FDC25: 230k
FDC26: 230k
FDC27: 250k
FDC28: 300k
FDC29: 230k
FDC30: 170k
FDC31: 800k
FDC32: 200k
FDC33: 180k
FDC34: 150k
FDC35: 200k
FDC36: 180k
FDC37: 220k
FDC38: 170k
FDC39: 180k
FDC40: 180k
FDC41: 180k
FDC42: 180k
FDC43: 180k
FDC44: 170k
FDC45: 180k
FDC46: 1000k
FDC47: 180k
FDC48: 180k
FDC49: 180k
FDC50: 500k
FDC51: 160k
FDC52: 180k
FDC53: 200k
FDC54: 220k
FDC55: 180k
FDC56: 180k
FDC57: 180k
FDC58: 250k
FDC59: 180k
FDC60: 250k
Thật ra, lần đầu tiên Bưu Ðiện VN phát hành phong bì ngày đầu tiên chính thức là dịp phát hành mẫu tem Giúp Thương Binh ngày 21/12/1952. Ðó là mẫu phong bì hai mầu đen và nâu, khổ 16.5cm x 9.5cm, số lượng phát hành là 10.000 chiếc, có đánh số. Phong bì in tại nhà in Thomas de la Rue (Luân Ðôn, Anh quốc) với hình ảnh hai thương binh ngồi trên ghế dài, phiá sau là một Bà Phước đang ủy lạo họ, giá mỗi phong bì là $10.00.
Vì tình trạng chiến tranh, phong bì do tư nhân sản xuất đều phải chịu sự kiểm duyệt của chính quyền trước khi in. Do đó, phong bì thương mại nào thời VNCH cũng đều có chữ viết tắt ở mặt sau. Hoặc là HÐKD (Hội Ðồng Kiểm Duyệt), hoặc là UBKD (Ủy Ban Kiểm Duyệt), hoặc là KD (Kiểm Duyệt), hoặc là KSALP (Kiểm Soát Ấn Loát Phẩm). Chính những chữ viết tắt này đã làm khó dễ nhiều tay chơi ngoại quốc.
Hiện nay, thỉnh thoảng tôi còn thấy có tay sưu tầm tem người Mỹ thắc mắc và đoán gìa đoán non về những chữ viết tắt này trên tạp chí tem tại Hoa Kỳ.
Nói một cách cụ thể, người buôn bán tem đầu tiên sản xuất phong bì có hình (cachet) là cụ Chinh ở đường Cao Thắng (Hiệu Chơi Tem Quốc Tế) năm 1957 khi bộ Cao Nguyên được phát hành. Sau đó là anh Trần Quang Hà đường Petrus Ký Chợ Lớn, anh Ngô Nhị Tường đường Hoàng Hoa Thám Gia Ðịnh… Từ giữa thập niên 60 thêm Nguyễn Thế Long (xưng là sinh viên y khoa Sài Gòn), Nguyễn Ðăng Quang (xưng là sinh viên kiến trúc Sài Gòn), Duy Minh tức nhà in Phượng Hoàng Sài Gòn, và Philavina Chợ Lớn…
Vì có nhiều loại phong bì như thế, dân làng tem lúc ấy bị cái khổ nạn là chọn lựa sưu tầm phong bì ngày đầu tiên như thế nào ? Sưu tầm một cái rõ ràng là thiếu, nhưng sưu tầm hàng 30-40 cái mỗi lần tem phát hành thì vừa tốn tiền vừa tốn thì giờ quá ! Chẳng hạn như bộ Danh Lam Thắng Cảnh phát hành ngày 02/12/1964 có tới 31 FDC khác nhau, nhưng ai dám chắc con số đáng kể này đã gồm đủ tất cả các FDC của bộ tem ?
Con tem mệnh giá 1đ trong bộ Danh Lam Thắng Cảnh này sau đó đã được in khổ nhỏ, phát hành ngày 02/01/1970. Vì thế tem và dấu ngày đầu tiên của cả hai lần phát hành trên một phong bì thật là một vật phẩm độc đáo mà dân chơi tem hữu duyên mới có.
Trong những tháng cuối cùng của chế độ VNCH, nhiều bộ tem sửa giá liên tiếp được phát hành. Mẫu tem sửa giá cuối cùng phát hành ngày 25/4/1975, tức chỉ 5 ngày trước khi tổng thồng bất đắc dĩ Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
Một số người Việt gốc Hoa trong dịp này vẫn thiết kế phong bì ngày đầu tiên. Có những mẫu rõ là in chưa xong vì phần trống in hình (cachet) vẫn còn để trắng. Có mẫu chữ Việt viết sai dấu, hay không có dấu. Có mẫu chữ Anh viết sai chính tả. Nhưng đây là những phong bì sát với ngày tàn của một chế độ. Những thiếu sót của chúng phản ánh tình trạng hỗn loạn bất thường và là dấu tích của một biến cố làm đổi đời của cả một dân tộc. Ðó là giá trị lịch sử của những phong bì này. Rồi còn giá trị bưu chính của chúng nữa: Đây là chứng tich cụ thể nhất cho biết một cách chính xác ngày phát hành của từng mẫu tem sửa giá trong hai năm 1974 và 1975 tại VNCH. Chính vì không có những mẫu phong bì này làm tài liệu tham khảo, các nhà làm tổng mục quốc tế tại Hoa Kỳ (Scott), Pháp (Yvert&Tellier), Anh (Stanley Gibbons), và Trung Quốc (Dragon) đều liệt kê một cách sai lầm thứ tự thời gian phát hành của những mẫu tem VNCH này.
Hy vọng những thông tin này giúp ích ít nhiều cho làng tem trong nước
Chủ tài khoản: Nguyễn Quang Huy
VCB: 0501000273068
Chi nhánh Bắc Sài Gòn
Liên hệ: 54/15B Đường Số 1, Tân Tạo A, Bình Tân
ĐT: 0933413530 – Zalo: 0369906518
Youtube: https://www.youtube.com/@rarestamps2021
bán tiền xưa tại, tiền cổ, tiền vnch, tiền vndcch, tiền giấy xưa, tiền cổ, quận 1, bình tân, quận 2, bình trị đông, quận 3, tân tạo, quận 4, bình chánh, quận 5, long an, quận 6, hưng long, quận 7, lê minh xuân, quận 8, cầu xáng, quận 9, hóc môn, quận 10, củ chi, quận 11, đức hòa, đức huệ, quận 12.
an giang, bà rịa, vũng tàu, bạc liêu, bắc giang, bến tre, bình dương, bắc kạn, bình định, bình phước, bình thuận, cà mau, cao bằng, cần thơ, đà nẵng, đắk lắk, đắk nông, điện biên, đồng nai, đồng tháp, gia lai, hà giang, hà nam, hà tây, hải dương, hà tĩnh, hải phòng, hòa bình, hồ chí minh, hậu giang, hưng yên, khánh hòa, kiên giang, kon tum, lai châu, lào cai, lạng sơn, lâm đồng, long an, nam định, nghệ an, ninh bình, ninh thuận, phú thọ, phú yên, quảng bình, bắc ninh, quảng nam, thái bình, quảng ngãi, vĩnh phúc, quảng ninh, hà nội, quảng trị, sóc trăng, sơn la, tây ninh, thái nguyên, thanh hóa, thừa thiên huế, tiền giang, trà vinh, tuyên quang, vĩnh long, yên bái, tiền miền bắc 1966