Thuật ngữ sưu tầm tem thư
Thuật ngữ sưu tầm tem thư. Sưu tầm tem khác với tem học môn học về tem bưu chính. Nhà tem học không nhất thiết phải là người sưu tập tem. Nhiều nhà sưu tập nghĩ đơn giãn với mục đích giải trí và không quá quan tâm đến các chi tiết nhỏ về con tem, nhưng để có một bộ sưu tập tem chuyên nghiệp và toàn diện, việc có kiến thức về tem học là rất cần thiết.
Sưu tập tem hay chơi tem là một thú vui riêng, sưu tầm tem thư và những vật phẩm liên quan như phong bì,… Tem là một trong những thú sưu tập nhiều nhất trên thế giới, ước tính chỉ riêng ở Mỹ đã có hơn 5 triệu người theo đuổi sở thích này. Người ta nói rằng, sưu tập tem là vua của các loại sưu tập.
Nhiều người sưu tầm, nhìn thấy là giá của những tem hiếm đang tăng lên, đã bắt đầu đầu tư vào tem. Tem là đầu tư hữu hình có thể giữ và mang theo dễ dàng, cho nên tem là lựa chọn tốt đối tất cả mọi người.
Các nhà sưu tập tem sẽ đóng vai trò tiền đề với một số quốc gia chuyên in các bộ tem số lượng hạn chế với thiết kế đặc biệt dành riêng cho việc sưu tập. Những loại tem được in kiểu này phần nhiều vượt qua nhu cầu về tem thư trong nước, nhưng đồng thời có những chi tiết thiết kế đặc biệt mà những nhà sưu tập muốn có trong bộ sưu tập của mình.
Ngày nay, không chỉ trên thế giới mà ở cả Việt Nam, sưu tập tem đã trở thành loại hình sưu tập chiếm số lượng nhiều người chơi, khi mới ra đời vào năm 1840, tem chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển và giúp tăng doanh thu bưu chính, thanh toán cước phí bưu chính. Ban đầu, tem thư phát hành là tem phổ thông, tức là tem phát hành với số lượng lớn, hình ảnh và màu sắc trên tem không đẹp.
Mỗi con tem là một nghệ thuật thu nhỏ, có tính mỹ thuật thiết kế đồ họa đặc biệt, ban đầu người ta xem tem chỉ là một vật để phục vụ bưu chính nhưng lâu dần con tem bị dán và dần mất đi, và nguyên tắc tem là không tái bản, vì vậy lâu dần nêu không sưu tập và cất giữ, con tem sẽ bị mất đi. Từ những lý do trên, bộ môn sưu tập tem đã ra đời và trở thành một bộ môn nghệ thuật cho đến ngày nay.
Do nhu cầu bưu chính, nhiều loại tem khác nhau đã ra đời khiến cho con tem trở nên phong phú và đa dạng hơn. Và để phục vụ cho nhu cầu sưu tập, con tem ngày nay đã in ấn càng lúc càng đẹp hơn, phong phú với nhiều chủ đề nhằm quảng bá đất nước, con người.
Lịch sử sưu tập tem
Năm 1841, câu lạc bộ sưu tập Tem xuất hiện tại Anh và nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới.
Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) được thành lập ngày 09/10/1874 tại Thụy Sĩ;
Liên đoàn Tem chơi Quốc tế (FIP) được thành lập ngày 26/6/1926 tại Paris (Pháp).
Liên đoàn Tem chơi châu Á – Thái Bình Dương (FIAP) được thành lập ngày 14/9/1974 tại Singapore.
Hội Tem Việt Nam được thành lập ngày 30/12/1960.
Album tem
Chủ đề trên tem sưu tập
Người sưu tập thường hướng theo sưu tập chủ đề mình thích, chủ đề do người chơi tự chọn lấy riêng cho bản thân mình. Thông thường người chơi có thể có rất nhiều chủ đề chơi. Ví dụ, chủ đề: Hoa, bướm, cây cỏ, di sản hay danh nhân, thuyền bè… Chủ đề nào được nhiều người chơi nhất sẽ làm cho giá tem mau lên giá nhất. Các chủ đề được nhiều người chơi nhất là: Bướm, hoa lan và di sản thế giới.
Các thuật ngữ trong sưu tập tem thư
Mint stamp: Có nghĩa là tem sống, tức là tem còn lưu hành nhưng chưa qua sử dụng.
MINT NEVER HINGED (MNH) hay MINT UNHINGED (MUH): Tem sống hoàn hảo, không có giấy gắn tem phía sau. Loại này có giá trị rất cao.
Hinge stamp: Có nghĩa là giấy gắn tem, là mảnh giấy nhỏ hình chữ V, 1 đầu dán vào sau lưng tem, 1 đầu dán vào album. Thời trước, người chơi tem thường dùng cách này để dán tem vào album vì album có băng gài tem chưa thông dụng như bây giờ.
MINT VERY LIGHT HINGED (MVLH): Tem sống đã được lột bỏ giấy gắn tem, hầu như không còn dấu vết của giấy gắn tem ở mặt sau tem. Giá trị ngang bằng tem sống.
MINT LIGHT HINGED (MLH): Tem sống đã được lột bỏ giấy gắn tem, chỉ còn vết rất mờ của giấy gắn tem ở mặt sau tem. Giá trị thấp hơn tem sống và giá cả cũng vậy.
MINT HINGED (MH): Tem sống vẫn còn nguyên giấy gắn tem ở mặt sau tem; hoặc tem sống đã được lột bỏ giấy gắn tem nhưng vẫn còn dính lại một ít giấy gắn tem hay vẫn còn dấu vết của giấy gắn tem ở mặt sau tem. Loại tem này giá trị gần như tem sống tuy nhiên là tem sống không hoàn hảo, giá trị thấp hơn tem sống một bậc.
Tem mẫu, hay còn gọi là tem Specimen, là loại sưu tầm tem thư đặc biệt dùng cho các cơ quan bưu chính, các nhà buôn tem để phân biệt giữa tem giả và tem thật. Tem mẫu thường được cơ quan bưu chính đóng, hoặc in đề, chữ specimen (tiếng Anh) lên trên mặt. Tem mẫu thường phát hành với số lượng ít và có giá cao hơn tem thông thường. Tem mẫu thường là tem đối chứng – nên chỉ có được bán tại ưu cục chính.
Tem không răng là tem thư có hình ảnh và nội dung giống y hệt tem có răng, nhưng thay vì có răng cưa để dễ xé tem khi gửi thì nó được cắt phẳng theo hình thù của con tem (chữ nhật, vuông,…).
Tem hủy theo yêu cầu hay tem CTO (viết tắt từ tiếng Anh: Cancelled To Order) là các tem thư bị hủy bỏ bằng việc đóng dấu bưu điện trước khi được bán cho các người sưu tập tem hoặc các nhà buôn tem.
Tem chết là những tem thư đã được đóng dấu hay bị hủy và không còn giá trị thanh toán bưu chính, chỉ còn chức năng sưu tập.
FDC (viết tắt từ tiếng Anh First Day Cover), hay Phong bì Ngày phát hành đầu tiên, do cơ quan bưu chính hay một công ty có thẩm quyền phát hành cùng ngày phát hành bộ tem. Phong bì này có hình minh họa phù hợp với nội dung của bộ tem. Tem được dán lên trên phong bì và được hủy bằng dấu kỷ niệm đặc biệt, gọi là con dấu Ngày phát hành đầu tiên.
Tem in thử là tem được in trên những tờ giấy to (thường là một tem trên một tờ) được dùng để những người có thẩm quyền duyệt hình dáng và nội dung của con tem trước khi in.
Maximum Postcard (viết tắt là MXC) – còn gọi là bưu thiếp cực đại, cũng gọi là bưu thiếp, dùng tem đang thời hạn phát hành dán trên mặt hình ảnh của bưu thiếp và nội dung trên con tem tương đồng hoặc tương tự với hình ảnh của bưu thiếp, và địa điểm của con dấu bưu chính đóng huỷ tem có tương quan đến hình ảnh con tem, kết hợp thành một vật phẩm bưu chính.
MXC có thể được gửi trong ngày phát hành đầu tiên có con dấu và ngày phát hành trùng khớp với nhau.
MXC thường phát hành với số lượng rất ít nên dễ đẩy giá lên rất cao trong giới sưu tầm tem thư.
Nhíp gắp tem dùng trong việc sưu tầm tem thư
Sưu tầm tem thư, bao gồm các thuật ngữ
Postal stationery – Vật phẩm bưu chính: Bao gồm bì thư, tờ kỷ niêm hay các vật phẩm liên quan như sổ tem, tờ khai sinh, v,..v…..
Commemorative stamps là tem phát hành nhân các ngày kỷ niệm, thông thường loại tem này phát hành đơn lẻ hoặc theo bộ có ghi ngày kỷ niêm trên tem. Hầu như các nước phát hành tem này thường phát hành đơn lẻ.
Sheets: Là thuật ngữ dùng cho tem phát hành theo tờ.
Sheetlets: Là tờ tem không phát hành riêng lẻ, thông thường in dập cả tờ, in toàn bộ mẫu hoặc trọn bộ, không bao gồm blocks, thông thường có dính lề bên ngoài mô tả cùng chủ đề của tem. Cá biệt có tem phát hành cả tờ nhưng tất cả các con tem trên tờ này đều khác nhau hoàn toàn.
Definitive stamps là tem phổ thông, tem thường gặp nhất, bao gồm nhiều mẫu có khi cùng mẫu nhưng có khi khác màu.
Revenue stamps là tem phát hành đặc biệt dùng để chi trả thuế.
Miniature sheet – tem phát hành tờ giống nhau trọn bộ chủ đề nhưng có số lượng ít hơn sheetlets, thông thường có 1, 2 hoặc 4 bộ.
Souvenir sheets – là tờ tem rất đặc biệt dùng để phát hành kèm theo tem đơn lẻ và hợp thành trọn bộ tem. Tem được in hay giữ trong một hình thức như cuốn sổ tay nhỏ, dài, bìa bên ngoài bằng giấy cứng có in hình mẫu tem cũng như số lượng tem có bên trong và giá tiền của nguyên sổ tem. Sổ tem lần đầu tiên được phát hành ở Luxembourg vào năm 1895 nhằm mục đích tạo sự thuận tiện cho người tiêu dùng. Rất nhanh chóng sổ tem được nhiều nước khác tiếp nhận và thực hiện. Một số người chỉ sưu tập sổ tem mà thôi; và một số các sổ tem xưa trở nên rất có giá trị hiện nay. Những quốc gia thường phát hành sổ tem cũng có in những album riêng để cho người chuyên sưu tập sổ tem dùng.
Corner blocks hay plate blocks – khối 4 hay dây 4, thường giống nhau trong cùng một mẫu, rất hiếm vì rất khó để xé dây 4 hay khối 4 kiểu này, giá trị rất cao.
Stamp Booklet: sổ tem – hay sổ lưu niệm – là một cuốn sổ tay nho nhỏ chứa cả dây tem giống nhau và kèm theo hình ảnh minh họa hay có khi là cả một câu chuyện hoàn chỉnh hay lời thuyết minh trọn vẹn về tem.
Stamp Joint Issued: Tem phát hành chung – là tem phát hành chung giữa 2 quốc gia, 3, 5 hay cá biệt có đến 10 quốc gia phát hành chung một mẫu tem duy chỉ khác nhau về mệnh giá và tên quốc gia hay các vật phẩm liên quan, còn mẫu tem phát hành chung là phải giống nhau. tem phát hành chung phổ biến gồm 2 mẫu giữa hai quốc gia. Số tem in trùng với số quốc gia phát hành chung.
Souvenir Folder: Là một tờ kẹp cả bộ tem gọi là một Folder – Folder ngày nay có sự khác biệt. Trước kia Folder phát hành thường kèm bộ tem và đóng luôn dấu hủy và ngày phát hành đầu tiên. Ngày nay, Folder chỉ là tờ chứa cả bộ tem chỉ để thuyết minh cho bộ tem.
Hingeless: tem không có dấu bị dán vào album.
Hinge: Miếng dán tem – Dùng để dán tem vào album, thường để lại dấu sau lưng tem khiến phần nào mất giá trị trong việc sưu tầm tem thư.
Handstamp: Dấu hủy bằng tay thay vì hủy bằng máy.
Grease, Stains on Stamps: các vết ố, bẩn trên tem.
Handback: Bì thư được xin dấu hủy bằng tay và được đưa lại cho người gởi thay vì bỏ vào thùng thư gởi đi.
Air Cover: Phong bì hoặc các loại giấy gói có dán hay in tem hàng không, nhãn hàng không hoặc các hình thức khác như dấu hủy xác nhận nó được chuyên chở bằng máy bay.
Block: Một nhóm có ít nhất 4 tem còn dính liền nhau, hai con theo hàng ngang và hai con theo hàng dọc. Block có thể có nhiều hơn 4 tem nhưng phải ít hơn 1 tờ tem.
Grill: Các ô vuông nhỏ được in dập vào sợi giấy dùng để in tem. Mục đích là cũng để tránh tình trạng người ta tẩy rửa các dấu hủy để dùng tem lại, vì khi đóng dấu hủy lên tem có grill có ô vuông nhỏ này sẽ ăn mực rất đậm, khó mà tẩy xoá được.
Backprint: Là bất cứ những gì được in ở mặt lưng của con tem.
Bull’s Eye: Mắt Bò – thuật ngữ dùng để chỉ những con tem có dấu đóng ngay chính giữa, thẳng thắn, rõ ràng ngày tháng năm và địa danh. Tem có dấu mắt bò rất được giới sưu tập tem thư yêu thích và cũng có câu lạc bộ riêng của những người chuyên sưu tập loại này.
Cancellation: Dấu hủy bỏ tem. Dấu hủy được dùng với một mục đích duy nhất là tránh không cho người ta tái sử dụng tem. Dấu huỷ có thể là những đường gạch ngang, gạch chéo bằng mực hay các dấu trong, lục giác, tam giác, sọc ngang…. đóng lên trên con tem.
Cachet: Phần hình minh hoạ hay trang trí nằm phía bên trái của phong bì. Cachet thường dùng để đánh dấu các ngày lễ, ngày kỷ niệm một sự kiện hay nhân vật. Cachet được dùng phổ biến nhất trên các phong bì phát hành ngày đầu tiên – FDC. Cachet trên FDC rất đa dạng và phong phú như được in, vẽ tay hoặc bằng lụa, bằng kim loại… dán lên phong bì.
Catalog: Danh mục tem. Loại sách đặc biệt nhằm phục vụ cho giới chơi tem. Sách in hình và chi tiết của tất cả các mẫu tem được các quốc gia trên thế giới phát hành hợp pháp. Tem được sắp xếp và đánh mã số theo thứ tự ABC của tên quốc gia và ngày phát hành. Sách liệt kê đầy đủ chi tiết của từng con tem như: loại tem, ngày phát hành, số răng tem, màu sắc, sự khác biệt nếu có, kỹ thuật in, loại giấy, có hay không có dấu nước… và giá trị thị trường của tem sống lẫn tem chết.
Bogus: Tem giả, tem ma. Tem loại này được những tay in tem lậu phát hành nhằm mục đích trục lợi, móc tiền của dân chơi tem. Tem loại này thường mang tên của các quốc gia không hiện hữu hoặc không được quyền phát hành tem. Booklet pane là một trang tem trong cuốn sổ tem, một trang tem thường có sáu con tem hoặc ít hơn. Thường các cạnh của trang tem được cắt xén thẳng hàng nên con tem trong mỗi trang tem sẽ có ít nhất một cạnh thẳng, không có răng.